3.157 NGƯỜI DÂN VÔ TỘI BỊ SÁT HẠI

Nằm
dưới chân dãy Thất Sơn hùng vĩ, Ba Chúc là một xã thuộc huyện Tri Tôn,
tỉnh An Giang. Cách biên giới Việt Nam - Campuchia 7 km đường chim bay,
vùng đất này là cửa ngõ mở xuống đồng bằng miền Tây Nam Bộ. Về Ba Chúc
hôm nay, dưới những rặng dừa tỏa bóng bình yên bên những cánh đồng lúa
ngậm sữa, không ai ngờ tới hơn 30 năm trước mảnh đất này đã phải từng
gánh chịu một nỗi tang thương, đau đớn đến thế! Cùng với những hồi ức
của người dân Ba Chúc, chúng tôi đi ngược thời gian...
[You must be registered and logged in to see this link.]
Lính Polpot đưa dân thường Campuchia đi hành quyết.


Ngày
30/4/1977, bọn diệt chủng Pôn Pốt vô cớ xua quân tấn công vào 8 tỉnh
Tây Nam của Tổ quốc, trong đó có An Giang mà xã Ba Chúc là một điểm
trọng yếu trong hướng tấn công của chúng. Vùng đất nhỏ bé này đã phải
chịu đựng 30 lần tấn công của chúng. Ðỉnh cao của tội ác là vụ thảm sát
3.157 người dân vô tội, từ ngày 18/4 đến 30/4/1978. Sáng 18/4,
sau khi chọc thủng phòng tuyến của du kích xã, bọn Pôn Pốt xua quân vào
Ba Chúc. Xã bị dìm trong biển lửa và máu. Những cảnh tượng giết người
hàng loạt dã man hơn cả thời trung cổ: Bắn người tập thể, dùng búa đập
đầu, cắt cổ; với trẻ em thì chúng xé làm đôi hoặc nắm hai chân đập đầu
vào gốc cây, vách tường, bờ đất hay tung lên và xóc lưỡi lê vào cơ thể;
với phụ nữ thì bọn dã thú hãm hiếp, dùng dao xẻo vú, thọc tầm vông, cán
búa hoặc nhét đất đá vào chỗ kín cho đến chết. Những người dân Ba Chúc
từng chứng kiến đã rùng mình hồi tưởng và cho đến bây giờ họ vẫn thảng
thốt ngạc nhiên tại sao có những kẻ mang khuôn mặt con người mà độc ác,
dã man đến như vậy!... [You must be registered and logged in to see this link.] Theo
trang web trung tâm thống kê của Campuchia, đến nay xác định được
khoảng 20.000 hố chôn người tập thể, 189 nhà tù trong thời gian 3 năm 8
tháng 20 ngày cầm quyền của Pol Pot. Trong số người bị sát hại có gần
200 nhà văn, nhà báo; 600 bác sĩ, dược sĩ; 18.000 thầy cô giáo, giáo
sư, hơn 10.000 sinh viên, hơn 1.000 văn nghệ sĩ. Hơn 1.000 trí thức ở
nước ngoài về chỉ sống sót 85 người. Gần 6.000 trường học, hơn 700 bệnh
viện và cơ sở y tế, gần 2.000 ngôi chùa, hơn 100 nhà thờ đạo Thiên Chúa
và đạo Hồi bị phá hủy hoặc biến thành nhà kho, trại giam.


Cùng
với một người bạn sinh ra ở Ba Chúc, chúng tôi đến thăm những địa danh
ghi lại tội ác của bọn diệt chủng. Ðã hơn 30 năm mà tiếng mõ cầu kinh
của chùa Tam Bửu vẫn rền rĩ ngân thảm thương như tiếng vọng của những
oan hồn. Những ngày cuối tháng 3/1978, khi Pôn Pốt lấn qua biên giới,
nhân dân thường chạy vào chùa trú ẩn vì cứ ngỡ rằng chúng sẽ không giết
người trước Ðức Phật từ bi. Ai ngờ rằng, ngày 17/4, loạt pháo đầu tiên
chúng bắn trúng hậu liên Tam Bửu tự. 40 người chết không toàn thây, 20
người bị thương, máu loang đỏ nền chùa, tiếng kêu la cất lên thảm
thiết. Sáng hôm sau, giặc tràn vào chùa Tam Bửu và bắt hơn 800 người
đang ẩn nấp nơi đây và xua họ đi thảm sát tập thể ở cánh đồng Cầu Sắt
và giồng Ông Tướng. Ðối diện với chùa Tam Bửu là chùa Phi Lai. Ba giờ
chiều hôm đó giặc tràn vào đây và xả súng bắn chết tại chỗ 80 người;
100 người khác kinh sợ bỏ chạy cũng bị chúng dùng báng súng và khúc cây
đánh chết; 40 người khác nấp dưới bàn thờ Phật cũng bị lựu đạn tung vào
chỉ sống sót 1 người. Những hang đá trên núi Tượng (Kỳ Lân Sơn trong
dãy Thất Sơn) đã trở thành những mồ chôn người tập thể. Trong hang Ba
Lê, 50 người trong một dòng họ không còn sót một ai và bên cạnh là
giồng Ông Tướng đã vùi thây 100 sinh linh vô tội khác. Hang Cây Da có
17 người vào trốn, chúng xả súng giết ngay 14 người, hiếp dâm chị Chuột
rồi dùng cây đâm vào cửa mình cho đến chết, hai người liều mình chạy
thoát là anh Phan Văn Ba và người con trai 19 tuổi của mình. Bạn tôi kể
lại, sau ngày bọn Pôn Pốt đã bị đẩy về bên kia biên giới, nhân dân Ba
Chúc đã gom góp xương tàn của những người xấu số chất đầy cả... mấy
chiếc xe bò!...
[You must be registered and logged in to see this image.]
Một nhân chứng ở Thổ Châu tại ngôi làng bị Khơme Đỏ thảm sát.
Trường
Trung học Toul Sleng bao gồm 5 khối nhà, trong đó có những khối nhà 3
tầng mái bằng, tọa lạc trên một khuôn viên rộng vài ha. Khơme Đỏ đã cho
rào quanh khu trường bằng những lớp kẽm gai bùng nhùng. Các phòng học
được "thiết kế" và "sửa sang" lại cho phù hợp với yêu cầu giam cầm và
tra tấn kiểu "Khơme Đỏ".

một số phòng giam tập thể, người tù phải nằm ngay trên nền nhà, chân bị
cùm trong cái cùm "tập thể" đúc liền với nền si măng. Những người "may
mắn" hơn được ngồi trên giường sắt, nhưng chân người lại bị xích vào
chân giường. Khu biệt giam, cũng được cải tạo từ các phòng học, được
chia thành nhiều ngăn, mỗi ngăn dài 2m rộng 0,8m, nghĩa là chỉ vừa đủ
chỗ cho người tù nằm trong tư thế xiềng chân sát xuống nền nhà.
Mỗi
ngăn tù như vậy được cách nhau bằng những bước tường để gạch trần
(không trát) xây nham nhở. Cựu Bộ trưởng thông tin Hu Nim (được nhắc
tới trong bài 1) đã bị biệt giam một ngăn tù như vậy. Tất cả cửa sổ các
phòng học, sau khi được biến thành phòng giam, đều được gia cố thêm
song sắt và rào kẽm gai.
Khơme
Đỏ đã thiết kế những dụng cụ tra tấn cực kỳ dã man. Ngay trên sân
trường, chúng chôn một chiếc xà lớn như kiểu xà đơn, nhưng cao hơn 3m.
Một bánh xe ròng rọc được gắn trên xà ngang với một sợi dây chão luồn
qua đó. Một đầu dây chão được dùng để treo ngược người tù đã bị trói
chân tay; còn đầu kia do hai hoặc ba tên lính Khơme Đỏ kéo lên đưa
người tù lên cao hoặc thả người tù cho đầu ngập vào chum nước ở phía
dưới.
[You must be registered and logged in to see this image.]
Tranh vẽ miêu tả lại hình thức tra tấn dã man của bọn Khơme Đỏ
Nhiều
tù nhân đã bị chết sặc do bị tra tấn như thế. Dụng cụ tra tấn này hiện
vẫn được giữ nguyên làm vật trưng bày khi nhà tù Toul Sleng trở thành
bảo tàng tố cáo tội ác diệt chủng của Khơme Đỏ từ năm 1980, một năm sau
ngày chế độ Pol Pot bị lật đổ. Một dụng cụ tra tấn khác, nhưng đa năng
hơn. Đó là một bục gỗ dài 2,5m và rộng gần 2m mà mặt bục được thiết kế
dốc xuôi xuống phía dưới (giống như một chiếc phản gỗ kê đầu cao đầu
thấp). Khi bị tra tấn, người tù bị đè nằm xuống mặt bục gỗ, đầu ở phía
cao và chân phía thấp với hai tay chân bị khóa chặt vào hai cái cùm sắt
ở hai đầu bục.
[You must be registered and logged in to see this image.] Với
dụng cụ này, bọn lính Khơme Đỏ có thể tra tấn người tù bằng nhiều cách
như nhổ móng tay hoặc móng chân, nhổ răng... hoặc xối nước liên tục vào
đầu vào mặt mà người tù rất dễ bị sặc do nước chảy theo chiều dốc của
bộc gỗ mà người tù thì không thể cựa quậy. Dụng cụ này hiện vẫn được
trưng bày tại bảo tàng Toul Sleng cùng một bức tranh lớn vẽ cảnh bọn
lính Khơme Đỏ đang dội nước tra tấn một tù nhân như được miêu tả trên
đây, do họa sĩ Vann Nath, một trong những tù nhân ở Toul Sleng còn sống
sót, thể hiện.
Tất cả những
người bị đưa đến đây giam và thẩm vấn ở S-21 đều bị chụp ảnh với số tù
đeo trước ngực. Khơme Đỏ đã thiết kế một chiếc ghế sắt chuyên dụng có
thiết bị định vị đầu người tù khi ngồi vào đó chụp ảnh. Sau ngày giải
phóng 7/1/1979, người ta thu được rất nhiều tài liệu, trong đó có hàng
nghìn bức ảnh chụp chân dung các tù nhân ở nhà tù Toul Sleng mà đa phần
không thể xác định danh tính vì hầu hết họ đã chết. Khi mới vào tù,
ngoài việc bị chụp ảnh, người tù còn phải khai lý lịch rất chi tiết,
phải cởi bỏ hết quần áo ngoài và bị tịch thu toàn bộ tư trang, vật dụng
mang theo trước khi bị tống vào phòng giam.
[You must be registered and logged in to see this image.]
Trong tranh, một tù nhân đang bị rút móng tay
Một
ngày ở nhà tù Toul Sleng bắt đầu từ 4 giờ 30 sáng khi những người tù bị
đánh thức dậy để bọn cai ngục kiểm tra lại tất cả các thiết bị cùm chân
xem có bị lỏng hay không. Chúng còn bắt tù nhân cởi hết quần áo ra để
kiểm tra có dấu một thứ gì mà người tù có thể dùng để tự sát được
không. Một tài liệu viết rằng, rất nhiều người tù đã tìm cách tự sát vì
không thể chịu đựng được những đau đớn cùng cực về thể xác và tinh thần
khi bị bọn lính Khơme Đỏ thẩm vấn và tra tấn. Nhà tù có những quy định
rất ngặt nghèo mà bất cứ sự vi phạm nào cũng khiến người tù bị đánh rất
dã man. Mọi việc phải xin phép bọn cai ngục, ngay cả việc muốn uống
nước.
Cùng một lúc, nhà tù
này có thể giam giữ từ 1.000 đến 1.500 người. Thời gian đầu, phần lớn
những người đưa vào giam ở Toul Sleng là binh lính hoặc quan chức chính
phủ của chế độ Lon Nol, rồi các nhà khoa học, bác sĩ, kỹ sư, giáo viên,
sinh viên, công nhân, sư sãi v.v. Thời gian sau, khi Khơme Đỏ bắt đầu
cuộc chiến tranh thanh lọc nội bộ thì hàng nghìn cán bộ Khơme Đỏ bị
nghi ngờ là "phản bội" hoặc không "trung thành" hoặc "làm tay sai, gián
điệp" cho nước ngoài bị đưa vào giam cầm, thẩm vấn và tra tấn tại đây.
Trong
số này có những cán bộ cao cấp của Khơme Đỏ như Ủy viên Ban Thường vụ
Trung ương, Phó Thủ tướng Vorn Vet hoặc Bộ trưởng Thông tin Hu Nim (đã
được nói đến trong bài 1). Không chỉ tù nhân mà rất nhiều người trong
gia đình họ cũng bị đưa vào thẩm vấn tại S-21 rồi bị đưa đi hành quyết
tại Cheung Ek, cách Phnôm Pênh khoảng 15km. Năm 1980, rất nhiều hố chôn
người tập thể đã được tìm thấy ở khu vực Cheung Ek.
[You must be registered and logged in to see this image.]
Ảnh chụp của những tù nhân khi bị đưa vào nhà tù Toul Sleng
Người
ta ước tính rằng trong thời gian từ giữa năm 1975 đến đầu năm 1979 có
khoảng 17.000 người bị giam cầm, thẩm vấn và tra tấn tại Toul Sleng.
Cũng có tài liệu ước tính số tù nhân ở đây lên tới 20.000. Tuy nhiên,
không ai biết con số chính xác là bao nhiêu. Nhưng điều khủng khiếp
nhất là chỉ có 12 người (có tài liệu viết chỉ có 7 người) trong số trên
là còn sống sót. Khi ấy, người ta gọi nhà tù Toul Sleng là nơi "có vào
mà không có ra".
[You must be registered and logged in to see this image.]
Nhà tù vẫn được giữ nguyên hiện trạng.
Nhiều
người nước ngoài cũng bị Khơme Đỏ giam cầm, tra tấn và giết hại tại nhà
tù Toul Sleng, trong đó có những người mang quốc tịch Việt Nam, Lào, Ấn
Độ, Pakistan, Anh, Mỹ, Niu Dilân và Ôxtrâylia.


[You must be registered and logged in to see this image.] XƯƠNG ĐC BÓ NHƯ CỦI